I. Các ảnh hưởng khi dung thuốc ngủ đối với cơ thể và cuộc sống

Thuốc ngủ có thể giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn khi bạn đang căng thẳng, khi đi du lịch (lệch múi giờ) hoặc khi có những tác nhân khác ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Có những lúc việc bổ sung thuốc ngủ theo toa để giúp bạn nghỉ ngơi là rất cần thiết. Tuy nhiên, đối với chứng mất ngủ lâu dài, liệu pháp không dùng thuốc được khuyến cáo là cách điều trị tốt nhất. Vậy, nguyên nhân nào khiến cho việc dùng thuốc ngủ để dễ ngủ không được khuyến khích bới các chuyên gia về y tế?

Tất cả các loại thuốc ngủ kê đơn khi dùng đều có một nguy cơ nhất định đối với sức khỏe, đặc biệt đối với những người mắc một số bệnh, bao gồm bệnh gan hoặc thận. Một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng như:

  1. Thuốc ngủ không điều trị nguyên nhân mất ngủ: Thuốc ngủ chỉ mang lại cảm giác buồn ngủ, đưa bạn dễ dàng rơi vào giấc ngủ hơn chứ không điều trị căn nguyên của tình trạng mất ngủ như căng thẳng hay stress,… Vậy, thuốc ngủ chỉ là biện pháp tạm thời, trị được ngọn nhưng không trị được gốc. Để dứt hẳn tình trạng mất ngủ bạn cần có những biện pháp giải quyết các nguyên nhân dẫn đến mất ngur như giảm stress, thư giãn tinh thần,…
  2. Các hành vi liên quan đến giấc ngủ sau khi uống thuốc: Trên nhãn của thuốc ngủ luôn cảnh báo việc thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc sau khi dùng thuốc. Lí do là bởi vì sau khi dùng thuốc ngủ, kể cả khi bạn đã tỉnh dậy thì tác dụng của thuốc vẫn còn kéo dài dẫn đến ngầy ngật, ngủ gật, trạng thái tinh thần không được tỉnh táo. Do đó việc lái xe hay vận hành máy móc lúc này dễ dẫn đến nguy hiểm cho bản thân người sử dụng.
  3. Vấn đề về trí nhớ và hiệu suất làm việc: Các nhà nghiên cứu của trường Đại học California, San Francisco đã phát hiện ra rằng: những người lớn tuổi cho biết dùng thuốc ngủ thường có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ cao hơn 40% so với những người cùng tuổi, nhưng hiếm khi, hoặc không bao giờ uống thuốc ngủ. Việc thuốc ngủ ảnh hưởng đến trí nhớ cũng ảnh hưởng đến công việc và chất lượng cuộc sống của con người.
  4. Lệ thuộc thuốc: khi sử dụng thường xuyên một số loại thuốc ngủ như zolpidem hoặc eszopiclone trong một thời gian dài, bạn có thể xảy ra tình trạng dung nạp thuốc (tình trạng thuốc không còn hiệu quả như lúc ban đầu). Bạn cũng có thể trở nên phụ thuộc tâm lý vào thuốc, nếu đi ngủ mà không có thuốc ngủ sẽ khiến bạn lo lắng và trở nên khó ngủ. Đó có thể là dấu hiệu của sự lệ thuộc thuốc về thể chất hoặc cảm xúc hoặc cả hai. Một số nghiên cứu cho thấy sử dụng thuốc ngủ lâu dài thực sự cản trở giấc ngủ. Cách tốt nhất để tránh phát triển sự phụ thuộc về thể chất hoặc cảm xúc vào thuốc ngủ là làm theo hướng dẫn của bác sĩ và ngừng dùng thuốc khi được khuyến nghị.
  5. Ngưng thuốc đột ngột: Một số loại thuốc ngủ khi sử dụng không được ngưng thuốc đột ngột mà phải giảm liều từ từ, vì khi ngưng sử dụng thuốc thì cơ thể không thể rơi vào giấc ngủ được.
  6. Nguy cơ khi uống rượu: Khi sử dụng thuốc ngủ chung với rượu, tác dụng an thần của thuốc ngủ có thể gộp chung với rượu dẫn đến tình trạng hôn mê, có thể dẫn đến tử vong.
  7. Tăng cân: Một số loại thuốc ngủ thuốc nhóm benzodiazepin, thuốc mirtazapine đã được chứng minh có tác dụng gây tăng cân khi sử dụng dài ngày hay lạm dụng thuốc.
  8. Không an toàn cho phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, người cao tuổi* Lưu ý: Luôn luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thử bất kì loại thuốc điều trị mới nào cho chứng mất ngủ.

II. Phương pháp tự nhiên điều trị mất ngủ an toàn

Như vậy việc dung thuốc ngủ hoàn toàn không tốt cho sức khỏe và cuộc sống. Có một liệu pháp thiên nhiên để cải thiện giấc ngủ luôn được các bác sĩ khuyên dùng nhiều hơn:

  1. Liệu pháp hành vi nhận thức

– Hình thành giấc ngủ sinh học: cố gắng luyện tập việc đi ngủ và thức dậy cùng một giờ vào mỗi ngày để tạo nhịp sinh học về giấc ngủ.

– Chế độ ăn uống lành mạnh: Không uống trà, cà phê vào buổi chiều để tránh dẫn đến mất ngủ vào ban đêm. Không nên ăn quá no, cũng không được để bụng đói vào bữa tối vì cảm giác đói hoặc đầy bụng sẽ dẫn đến khó rơi vào giấc ngủ.

– Tập thể dục thể thao đều đặn để cải thiện sức khỏe.

  1. Liệu pháp hương thơm

Chỉ khi nào căn nguyên của bệnh được giải quyết thì tình hình bệnh mới có thể có cải thiện. Nhiều nghiên cứu về liệu pháp hương thơm cho thấy hiệu quả giảm stress  dẫn đến cải thiện giấc ngủ. Các cách thức dùng liệu pháp hương thơm là:

  • Sử dụng tinh dầu xông không khí: sử dụng một số loại tinh dầu như: Tinh dầu hương thảo,…kết hợp cùng máy xông để xông tinh dầu vào không khí vừa có tác dụng khử mùi, vừa diệt các tác nhân có hại cho sức khỏe như vi khuẩn, virus, vừa giúp thư thái tinh thần, giảm căng thẳng, mệt mỏi.

Tinh dầu hương thảo Aotanica

  • Sử dụng gối có tẩm tinh dầu hoặc gối có ruột chứa thảo mộc có hương thơm. Trong lúc ngủ, tinh dầu từ lá của các loại thảo mộc như Hương thảo sẽ giải phóng từ từ, đi qua hệ hô hấp đến hồi hải mã, vùng dưới đồi, kích thích hình thành cortisol giảm stress, giúp dễ đi vào giấc ngũ cũng như giúp giấc ngủ sâu hơn.

Gối hương thảo là dự hợp tác của Công ty CP Quốc Tế Aota và Công ty May Thắng Lợi.

Tham khảo:

Gối hương thảo

Gối hương thảo được sản xuất như thế nào?