Tóm tắt: Việc xông giải cảm là phương pháp được ông bà ta dùng lầu đời. Vậy tác dụng thật sự của việc xông giải cảm là gì? Các cơ sở khoa học cho thấy xông giải cảm xảy ra 5 cơ chế: (1) Chống lại virus và ức chế vi khuẩn; (2) thúc đẩy ra mồ hôi và đào thải chất độc; (3) làm long đờm; (4) giảm sốt; (5) tăng cường hệ miễn dịch; và (6) Kháng viêm.

1. Chống virus và ức chế vi khuẩn phát triển.

Công dụng đầu tiên của việc xông là đưa các hoạt chất từ thảo mộc vào cơ thể thông qua đường hô hấp và một số ít qua đường da (nhưng khá nhỏ). Các hoạt chất này phải  có tính chống virus và ức chế vi khuẩn phát triển. Thông thường các hoạt chất sẽ cản trở virus xâm nhập vào các tế bào và hạn chế quá trình nhân lên của virus. Xông có thể dùng để đề phòng và điều trị triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp, như cảm lạnh, viêm phế quản, viêm họng (1,2). Các thảo mộc ở VN, thường có mặt trong bài thuốc xông có tính năng này thường là sả, bạc hà…

2. Thúc đẩy ra mồ hôi và thải chất độc

Mồ hôi có chức năng quan trọng là giúp cơ thể thải độc, làm mát cơ thể và giảm sốt, cùng với một số chức năng khác.  Ra mồ hôi và thải chất độc là cách tăng hệ miễn dịch hiệu quả. Hơi nước và các hoạt chất sẽ làm giản nở các mạch máu, các mao mạch trên bề mặt da, do vậy tăng lượng tuần hoàn máu lên khắp cơ thể. Một số hoạt chất trong ớt, gừng có khả năng thúc đẩy các tuyến mồ hôi hoạt động mạnh, và có thể dùng để xông giải cảm. (3)

 3. Làm “long đờm”

Nếu bạn ho có đờm, đó là điều tốt. Đờm long ra sẽ cuốn theo nhiều chất bẩn, viêm đi ra. Khi bạn xông, các hoạt chất và hơi nước sẽ làm đờm loãng ra và dễ dàng đi ra ngoài. Hương nhu là thảo dược thường được dùng với mục đích này.

 4. Giảm sốt

Sốt là cần thiết cho cơ thể vì giúp tuần hoàn máu, bạch huyết, hệ miễn dịch… giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Sốt cũng là cần thiết giúp loại bỏ các tế bào chết, các tế bào bị nhiễm bệnh. Tuy vậy, nếu sốt cao, thì những tác dụng này không còn mà còn gây nguy hiểm. Các thảo mộc dùng trong xông chỉ nên thúc đẩy quá trình giải nhiệt cơ thể bằng cách thúc đẩy tuần hoàn máu tới da, tới các cơ quan nội tạng, và thúc đẩy quá trình giải độc.

  1. Tăng cường hệ miễn dịch

Nhiều loại thảo mộc có khả năng tăng cường hệ miễn dịch. Điều này có thể được tiến hành nhờ hoạt tính sát trùng của thảo mộc và khả năng gia tăng lượng bạch cầu trong máu. Các thảo dược như tràm gió, bưởi, gừng, khuynh diệp có khả năng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể nên thường được sử dụng cho mục đích này

6. Giảm viêm

Khi bạn bị cảm, cúm, nhiều tế bào đường hô hấp của bạn sẽ bị viêm, bị nhiễm khuẩn. Các hoạt chất thảo mộc trong tinh dầu sẽ thẩm thấu qua da, niêm mạc, khoang mũi và làm giảm viêm. Đồng thời, các hoạt chất sẽ ngấm vào trong máu, đi tới nhiều cơ quan nội tạng giúp các cơ quan này hoạt động mạnh mẽ hơn.

Theo

1. Melchior J et al. Controlled clinical study ofstandardized Andrographis paniculata extracts incommon coldóa pilot trial. Phytomedicine. 1997; 3(4): 315ñ318.

  1. C·ceres DD et al. Prevention of common colds withAndrographis paniculata dried extract. A pilotdouble-blind study. Phytomedicine. 1997, 4(2): 101ñ104.
  2. Kalra. M, Khatak M, Khatak S ìCold and Flu: Conventional vs Botanical & Nutritional Therapyî, Int. J. Drug Dev. & Res., Jan-March 2011, 3(1): 314- 327