1. Aromatherapy- liệu pháp hương thơm (liệu pháp tinh dầu)

Liệu pháp hương thơm (Aromatherapy) hay còn gọi là liệu pháp tinh dầu là một phương pháp điều trị thay thế, trong đó sử dụng những thành phần dễ bay hơi của thực vật như tinh dầu hoặc những hợp chất có mùi hương khác bằng đường xông, hít, khuếch tán, xịt với mục đích điều chỉnh tâm trạng, cảm xúc, chức năng nhận thức và sức khỏe của con người. Không chỉ dừng lại ở đó, khi một số tinh dầu như tràm trà được phát hiện ra khả năng kháng khuẩn, tinh dầu được đề nghị để sử dụng trong một vài hội chứng nhiễm khuẩn. Bằng chứng về hiệu quả điều trị của liệu pháp tinh dầu vẫn còn chưa nhiều, chưa có nhiều nghiên cứu với sự quản lý nghiêm ngặt, tuy nhiên công dụng của liệu pháp này là không thể chối cãi, và một vài bằng chứng thực nghiệm vẫn chứng minh rằng tinh dầu có tiềm năng điều trị rất cao.

Liệu pháp hương thơm sử dụng tinh dầu thực vật chiết xuất từ hoa, lá, cành, nụ, rễ, thân hoặc các bộ phận khác của cây để cải thiện tâm lý và hành vi của con người. Hương thơm của tinh dầu khi hít vào cơ thể được tin là có khả năng kích thích chức năng của não bộ. Tinh dầu cũng có thể thẩm thấu qua da, vào máu và thúc đẩy quá trình lành bệnh của cơ thể. Do đó tinh dầu được ứng dụng rất nhiều trong điều chỉnh tâm trạng, nhận thức và cả giảm đau.

Có rất nhiều loại tinh dầu, mỗi loại lại có nhiều thành phần khác nhau, do đó sẽ có tác dụng khác nhau.

2. Lịch sử của tinh dầu

Với lịch sử phát triển hàng ngàn năm, tinh dầu được mệnh danh là báu vật của thiên nhiên, là tủ thuốc của tự nhiên được phát triển thành phương pháp trị liệu, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp trên toàn thế giới. Giữa thế kỉ 19, tinh dầu được tập trung nghiên cứu và trở thành một phương pháp trị liệu tổng thể và phổ cập tại nhiều nước như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh, Pháp…

Tinh dầu đã được sử dụng trong các nền văn minh Ai Cập, La Mã, … từ hơn 6000 năm về trước nhưng khái niệm “liệu pháp tinh dầu” được phát minh từ khi nào?

Năm 1928, một nhà hóa học người Anh tên là Rene-Maurice Gattefoss đang làm việc trong phòng thí nghiệm thì bỗng dưng xảy ra một tai nạn và ông bị bỏng. Ngay lập tức ông nhúng tay mình vào lọ tinh dầu Lavender gần đó. Và ông rất ngạc nhiên vì ngón tay ông đã lành nhanh hơn hẳn. Trải nghiệm này đã tạo động lực cho ông nghiên cứu kĩ hơn về công dụng của tinh dầu và ra đời thuật ngữ “Aromatherapy- liệu pháp hương thơm”.

liệu pháp tinh dầu

3. Lợi ích của liệu pháp tinh dầu

Mặc dù các bằng chứng khoa học về tinh dầu vẫn còn nghèo nàn nhưng không ai có thể phủ nhận được công dụng của tinh dầu. Một số nghiên cứu lâm sàng sơ bộ cũng đã nghiên cứu về tinh dầu kết hợp với các thiết bị khác cho hiệu quả tích cực. Tùy vào loại tinh dầu sử dụng và cách sử dụng mà liệu pháp tinh dầu có thể được dùng để phòng ngừa hoặc điều trị số hội chứng. Các công dụng của liệu pháp hương thơm có thể liệt kê như sau:

  • Thư giãn và giảm stress
  • Cải thiện tâm trạng
  • Giảm đau nhẹ
  • Cải thiện giấc ngủ
  • Tăng cường hệ miễn dịch
  • Cải thiện hệ hô hấp và hệ tuần hoàn.
  • Cải thiện chất lượng cuộc sống của những bệnh nhân có vấn đề về sức khỏe mạn tính như mất trí nhớ
  • Cải thiện 1 số tác dụng phụ của những liệu pháp điều trị ung thư như: giảm buồn nôn, giảm đau.

4. Cơ chế của liệu pháp hương thơm

Khứu giác của con người có tiềm lực rất to lớn. Con người có thể phân biệt được 10.000 mùi hương khác nhau. Các chuyên gia cho rằng, liệu pháp hương thơm kích hoạt các thụ thể mùi trong mũi khi mùi hương được hít vào. Các thụ thể này gửi tín hiệu đến não bộ qua hệ thống thần kinh, kích hoạt 1 số khu vực nhất định trong não như hệ thống Limbic – một hệ thống quan trọng liên quan đến cảm xúc của con người sinh ra chất endorphin cải thiện tâm trạng. Chúng cũng tác động đến vùng dưới đồi, nơi sản xuất ra serotonin- một chất hóa học tốt cho cơ thể.

liệu pháp tinh dầu

Cơ chế liệu pháp hương thơm.

Tham khảo thêm: https://www.youtube.com/embed/-3PDbSuCfYs?feature=oembed

5. Phân loại tinh dầu

  • Tinh dầu nguyên chất: là tinh dầu chưa pha chế với các thành phần hoá học khác. Được chiết xuất 100% từ thực vật thiên nhiên. Với một hàm lượng nhất định chúng thường ta có thể ăn uống được, rất tốt và an toàn cho sức khỏe, trừ một số loại tinh dầu được khai thác từ các loại dược thảo không ăn uống được (ở dạng thô – như lộc đề, bách…). Nếu tinh dầu được chiết xuất từ những loại thảo dược ăn uống được ở dạng thô (cam, chanh, quế, bạc hà, gừng, sả, tiêu,…) thì sẽ ăn uống được (ở hàm lượng nhất định) khi chiết xuất thành tinh dầu tinh khiết, nếu không không ăn uống được thì các loại tinh dầu này thường chưa đảm bảo tinh khiết từ thiên nhiên.
  • Tinh dầu không nguyên chất: Là tinh dầu được pha từ tinh dầu nguyên chất với các chất hóa học khác mà vẫn giữ được hương của tinh dầu hoặc tinh dầu được chiết xuất nguyên chất từ thực vật nhưng chưa đạt chất lượng hoàn toàn TINH KHIẾT thành phần từ dược thảo thiên nhiên có lợi cho sức khỏe.
  • Hương tinh dầu tổng hợp: là sản phẩm được tổng hợp bằng con đường hóa học và có mùi hương tương tự tinh dầu, thường được sử dụng để làm dầu thơm, nước hoa.

6. Cách dùng tinh dầu trong liệu pháp hương thơm

Trong 3 loại tinh dầu trên, chỉ có tinh dầu nguyên chất mới được sử dụng cho liệu pháp mùi hương (xông, hít, khuếch tán, xịt), do đó khi mua tinh dầu, người sử dụng nên lựa chọn địa điểm uy tín, đảm bảo được chất lượng của tinh dầu, cung cấp các giấy chứng nhận có giá trị. Bởi nếu sử dụng tinh dầu không đúng cách có thể không những không mang lại hiệu quả mà còn đem đến các tác dụng có hại cho cơ thể.

Các dùng để hít: Nhỏ 3 đến 5 giọt tinh dầu vào khăn có chất liệu vải cotton để ở nơi mà bạn cần tạo mùi. Tinh dầu sẽ bay hương và lan tỏa những nơi gần đó.

Cách dùng để xông: Vì tinh dầu chỉ bay hơi ở nhiệt độ cao nên phải dùng thêm công cụ đó là đèn khuếch tán tinh dầu. Hoặc bạn có thể sử dụng một chậu nước nóng, nhỏ tinh dầu vào để hơi nước nóng mang hơi tinh dầu bốc lên và tỏa vào không khí.

Tham khảo:

Các dòng tinh dầu nguyên chất Aotanica.

Sản xuất tinh dầu Aotanica, độc quyền công nghệ phân đoạn.

TẠI SAO XÔNG TINH DẦU TRÀM GIÓ GIÚP PHÒNG NGỪA COVID-19?

Dùng để xịt: Do tinh dầu không tan trong nước chỉ tan trong cồn và dầu nền. Nên muốn làm để xịt thì phải pha với cồn y tế 70 độ hoặc 90 độ. Hoặc sử dụng công nghệ nano hóa để đưa tinh dầu về kích thước siêu nhỏ.

Tham khảo sản phẩm:

Xịt diệt khuẩn Nano Flustop.

Liên hệ với chúng tôi:

Công ty Cổ phần Quốc Tế Aota

Hotline: 0939.982.682

Email: contacts.aota@gmail.com

Website: https://aotanica.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/aotanica/

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCekNETjIYjLth32_72mqHfA