Bỏng và vết thương hở là vấn đề thường gặp, độ nguy hiểm tuỳ thuộc vào tình trạng nặng của bỏng. Đặc biệt hiện tượng này ảnh hưởng tới độ thẩm mỹ của da như để lại sẹo, tàn nhang. Dầu mù u được dùng từ lâu đời tại Việt Nam và nhiều quốc gia đối với các vấn đề về bỏng và vết thương hở. Nhiều nghiên cứu khoa học đã cung cấp các bằng chứng khoa học về cơ sở điều trị và hiệu quả của dầu mù u. Đồng thời nhiều sản phẩm dược phẩm đã sử dụng dầu mù u như là thành phần điều trị chính của sản phẩm.

1. Dầu mù u trị bỏng và vết thương hở hiệu quả

Dầu mù u (Tamanu – Calophyllum inophyllum) là cây mọc hoang nhiều tại một số tỉnh miền tây như Bến tre, Trà Vinh, Cà Mau. Kinh nghiệm dân gian cho thấy sử dụng ngay dầu mù u khi bị bỏng, vết thương hở sẽ giúp mau liền da, không bị sẹo. Nhiều bệnh viện và nhà thuốc tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đã sử dụng dầu mù u và sản phẩm có chứa dầu mù u để trị bỏng và vết thương hở.  Rất nhiều thí nghiệm khoa học đã chứng minh sự hiệu quả của dầu mù u. Dầu mù u được chứng minh có khả năng làm tăng sinh tế bào (cell proliferation), tái tạo collagen, glycosaminoglycan, và chữa lành vết thương. Một nghiên cứu trên chuột bởi Sevil S Erdogan năm 2021 cho thấy hiệu quả vượt trội của dầu mù u đối với quá trình làm lành vết thương trên chuột.(1) Liều lượng dùng trong nghiên cứu là 0.3ml dầu mù u/ 18cm2/ngày. Nghiên cứu cũng kiến nghị dầu mù u rất thích hợp cho những trường hợp bị bỏng và vết thương nặng.

2. Những cải tiến về dầu mù u

Nhóm nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy rằng hiệu quả của dầu mù u có thể được tăng lên nếu dầu mù u thẩm thấu vào da nhanh hơn, đồng thời loại bỏ các thành phần không cần thiết cho quá trình làm lành vết thương. Đặc biệt trong quá trình sản xuất dầu mù u theo phương pháp truyền thống (ép cơ học) có khoảng 40% dầu thu được là Nhựa của hạt. Những thành phần này làm dầu mù u có màu xanh, làm bết da và ngăn cản các hoạt chất trong dầu mù u. Nhóm nghiên cứu chúng tôi đã loại bỏ thành công hàm lượng nhựa này và đăng ký chuẩn hữu cơ nguyên liệu Dược, mỹ phẩm tại Châu Âu ECOCERT COSMOS.

Hình 1: Bên trái là dầu mù u thô có màu xanh đậm, bị bết da và thẩm thấu qua da châm. Bên phải là dầu mù u đã tinh chế loại bỏ nhựa có màu vàng nhạt, thẩm thấu qua da nhanh hơn

3. Dầu phục hồi da aotanica cho bỏng và vết thương hở

Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy các hoạt chất tự nhiên khác cũng có khả năng làm lành vết thương. Ví dụ trong nghiên cứu của Trần Gia Bửu, tinh dầu từ lá vối (Cleistocalyx operculatus) có khả năng trị bỏng cao. (3) Nhiều nghiên cứu cho thấy dầu neem có khả năng làm lành vết thương nhanh. (4)  Các hoạt chất trong tinh dầu đinh hương và hương nhu có khả năng sát khuẩn vết thương cao và khả năng làm lành vết thương lớn. (5,6)

Từ những nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy khả năng trị bỏng và vết thương hở của dầu mù u có thể được tăng lên với công nghệ tinh chế dầu mù u và sự phối hợp các thành phần có khả năng diệt khuẩn vết thương, khả năng kháng viêm và đặc biệt là khả năng tái tạo tế bào mới và liền sẹo như dầu neem, đinh hương, sacha inchi,…, mở đầu cho sự hình thành sản phẩm “dầu phục hồi da aotanica” cho bỏng và vết thương hở.

Dầu phục hồi da bỏng & vết thương hở Aotanica

Dầu phục hồi da có đặc điểm:

  • Không rát da.
  • Rất hiếm khi da bị kích ứng.
  • Phục hồi tổn thương da nhanh chóng.
  • Hạn chế tối đa các vấn đề sẹo trên da.

Tham khảo thêm thông tin sản phẩm: 

Chai 20ml: https://aotanica.vn/san-pham/dau-phuc-hoi-da-bong-vet-thuong-ho-aotanica-20ml

Chai 90ml: https://aotanica.vn/san-pham/dau-phuc-hoi-da-bong-vet-thuong-ho-aotanica-90ml

Tài liệu tham khảo:

  1. https://www.magonlinelibrary.com/doi/epdf/10.12968/jowc.2021.30.Sup9a.V
  2. http://vjst.vn/vn/tin-tuc/5441/mo-canh-cua-ra-the-gioi-cho-dau-mu-u-cua-viet-nam.aspx
  3. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5859817/
  4. https://www.iosrjournals.org/iosr-javs/papers/Vol10-issue2/Version-2/K1002026671.pdf
  5. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8123120/#:~:text=Owing%20to%20its%20antibacterial%2C%20antioxidant,for%20the%20healing%20of%20wounds.
  6. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/14601223/