Trẻ em có làn da vô cùng nhạy cảm, có rất nhiều trường hợp khi bé bị côn trùng cắn có thể dẫn đến việc bị sốt, nổi mề đay toàn thân, sưng mặt, môi, lưỡi, cổ họng, khó thở, mạch nhanh tay chân lạnh hoặc nặng hơn là suy tuần hoàn,…rất nguy hiểm. Vậy hãy cùng tìm hiểu cách để bảo vệ bé khi bị côn trùng cắn trong bài viết sau:

1. Côn trùng cắn có nguy hiểm hay không?

Những dấu hiệu khi bé bị côn trùng cắn thường đa dạng và phức tạp, một số trẻ gần như không có phản ứng, có trẻ chỉ bị ngứa, sưng tấy nhẹ và tự khỏi, số khác có cơ địa dị ứng thì có thể có các phản ứng phản vệ nghiêm trọng như sưng, phù nề, khó thở và suy tuần hoàn do cơ thể phản ứng trước các dị nguyên (vật lạ đối với cơ thể) từ vết cắn.

Bố mẹ cần nhận biết được mức độ nặng nhẹ để có thể tự chăm sóc hay phải đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ.

  • Biểu hiện nhẹ: viêm, sưng, ngứa, đau, sau đó giảm dần.
  • Biểu hiện nặng: sốt, nổi mề đay toàn thân, sưng mặt, môi, lưỡi, cổ họng, khó thở, mạch nhanh tay chân lạnh hoặc nặng hơn là suy tuần hoàn,…(thường bắt đầu từ 20 phút – 2 giờ sau khi bị cắn).

Nhiều trẻ bị côn trùng cắn gây bóng nước

2. Xử trí bước đầu khi trẻ bị côn trùng cắn

Tùy vào loại côn trùng và cơ địa trẻ mà các thương tổn trên da của mỗi bé sẽ khác nhau. Thông thường các bé sẽ cào hoặc gãi nhiều vì ngứa, điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng. Do vậy, ba bước cơ bản để xử trí là:

(1) rửa sạch vết cắn bằng xà phòng và nước

(2) chườm lạnh để giảm đau và sưng

(3) dùng thuốc:

  • kem hydrocortisone để giảm ngứa và viêm
  • thuốc kháng histamin khi bị ngứa nhiều
  • acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau

(4) đưa ngay đến cơ sở y tế nếu có biểu hiện của phản ứng phản vệ nặng

3. Làm thế nào để bảo vệ bé khỏi bị côn trùng cắn, đặc biệt là muỗi?

PHÒNG BỆNH HƠN CHỮA BỆNH

Thời tiết miền nhiệt đới như Việt Nam chúng ta rất thuận lợi cho muỗi phát triển. Những loài gây hại này thích thời tiết ấm áp, vậy làm thế nào để bảo vệ bé khỏi bị muỗi đốt?

Phương pháp phổ biến nhất được sử dụng để xua đuổi muỗi là phun DEET (N,N-Diethyl-meta-toluamide).

Theo một cuộc khảo sát được công bố vào tháng 7 năm 2018 trên Peer J — The Journal of Life and Environmental Sciences. Xịt DEET có hiệu quả phòng chống đối với muỗi, nhưng có một số ít lo ngại về tác dụng phụ tiềm ẩn của thuốc xịt côn trùng hóa học, bao gồm kích ứng da, mẩn đỏ, phát ban, sưng tấy. Theo cuộc khảo sát, 36% số người tham gia thích sử dụng các chất xua đuổi tự nhiên. Tiến sĩ Immo Hansen, người đã làm việc trong cuộc khảo sát cho biết: “Các kết quả cho thấy trong tương lai, sẽ không chỉ có thị trường cho các chất xua đuổi tổng hợp mà còn cho các chất xua đuổi tự nhiên”.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) đã phân loại cây bạch đàn chanh, một chất đuổi muỗi đã đăng ký với EPA, là một thành phần hoạt chất trong các sản phẩm đuổi muỗi. Trong một nghiên cứu được công bố vào tháng 6 năm 2014 trên tạp chí Fitoterapia, tinh dầu bạch đàn chanh có khả năng bảo vệ 100% chống lại muỗi trong tối đa 12 giờ. Một nghiên cứu gần đây cho thấy hỗn hợp 32% dầu bạch đàn chanh cung cấp hơn 95% khả năng bảo vệ chống lại muỗi trong ba giờ.

Tương tự, tinh dầu tràm gió với thành phần có hoạt tính và mùi hương khá giống với bạch đàn chanh do cùng một họ thực vật. Hơn thế, tại Việt Nam tinh dầu tràm gió từ lâu đã được sử dụng cho trẻ em với nhiều công dụng khác nhau. Do vậy, có thể đánh giá mức độ an toàn của tinh dầu tràm gió khi sử dụng để phòng chống muỗi cho trẻ em.

Tinh dầu tràm gió Aotanica

Tham khảo sản phẩm: https://aotanica.vn/san-pham/tinh-dau-tram-gio-phan-doan-cajeput-c-40

Xem thêm: Dẫn chứng khoa học tác dụng của tinh dầu tràm gió trong kháng khuẩn, ức chế virus.

Lưu ý:

– Nếu bạn có làn da nhạy cảm hoặc đã biết bị dị ứng, bạn nên kiểm tra da trước bằng cách thoa một giọt nhỏ lên mặt trong của cẳng tay.

– Đối với các trường hợp bé đã bị côn trùng đốt, khi thoa tinh dầu tràm gió sẽ làm dịu vết đốt, giảm ngứa…

4. Những loại tinh dầu nào thích hợp dùng để đuổi muỗi trong căn nhà của bạn?

Để ngăn chặn muỗi, căn nhà của chúng ta luôn phải thoáng mát. Mang mùi thơm mà muỗi không thích có thể là một cách để ngăn chúng tránh xa chúng ta. Một trong những mùi hương nổi tiếng nhất mà muỗi rất ghét là mùi sả. Bên cạnh đó, cũng có một số mùi hương tự nhiên khác mà các sinh vật này có ác cảm, gồm có:

  • Tinh dầu bạc hà
  • Tinh dầu hoa oải hương
  • Tinh dầu Neem
  • Tinh dầu hương thảo

Vì mỗi người đều có sở thích về mùi hương khác nhau, hãy thử nghiệm cho đến khi bạn tìm thấy loại phù hợp với mình. Aotanica có đầy đủ các mùi hương,  giúp bạn lựa chọn mùi hương phù hợp cho cả gia đình bạn. Chúng tôi đặc biệt khuyên bạn nên dung tinh dầu tràm gió, vừa có khả năng xua đuổi muỗi, vừa giảm ngứa, sưng tấy nếu không may trẻ bị muỗi đốt.

Bạn có thể mua ngay Tinh dầu tràm gió để nhận ưu đãi giảm 20% cho khách hàng mới tại đây.

Lưu ý:

  1. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm không giám sát các loại tinh dầu, vì vậy, nên lựa chọn tinh dầu dựa trên chất lượng và độ tinh khiết hơn là giá cả.
  2. Khi sử dụng tinh dầu tại chỗ, cách tốt nhất là trộn một vài giọt tinh dầu vào dầu nền, chẳng hạn như dầu thực vật hoặc dầu dừa.

HÀNG THẬT MANG LẠI CHẤT LƯỢNG THẬT!

Hãy Để Tinh Dầu Aotanica Đồng Hành Cùng Sức Khỏe Gia Đình Bạn!