1. Các loại nấm da phổ biến

Yếu tố đầu tiên cần phải nói đến là khí hậu tại Việt Nam. Nước ta thuộc khu vực nhiệt đới nóng ẩm là điều kiện thích hợp cho các loại nấm da lây lan và phát triển. Các bệnh nấm ngoài da thường gặp có hắc lào, lang ben, nấm kẽ, nấm móng, nấm da đầu.

1.1. Hắc lào

Các nấm thuộc nhóm Dermatophytes là nguyên nhân chính gây nên bệnh hắc lào. Bệnh nhân bị hắc lào ban đầu chỉ cảm thấy ngứa nhưng sau đó sẽ phát triển thành những vòng tròn có màu đỏ rất rõ rệt, trên viền là những mụn nước nhỏ. Bệnh có xu hướng phát triển tạo thành nhiều vòng cung nếu không được chữa trị kịp thời.

 

Bệnh hắc lào

Người bệnh gãi sẽ càng làm tăng tốc độ lây lan của hắc lào. Đây là bệnh lây truyền từ người sang người nếu sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt như khăn tắm, ngủ chung, mặc đồ chung,…

1.2. Lang ben

Lang ben là bệnh da thường gặp. Ở một số vùng nhiệt đới có tới 30 – 40% dân số đã từng bị. Khí hậu ấm và ẩm là điều kiện tốt cho nấm phát triển.

Bệnh lang ben

Bệnh hay gặp ở tuổi thiếu niên và người trẻ. Một số yếu tố thuận lợi như vùng da dầu, mồ hôi quá nhiều, suy giảm miễn dịch, dinh dưỡng kém, mang thai và sử dụng corticosteroid,…

Lang ben do nấm thuộc nhóm Malassezia gây nên.

1.3. Nấm kẽ

Hai loại nấm Epidermophyton và Candida albicans là căn nguyên gây nên bệnh nấm kẽ, dân gian còn gọi là viêm kẽ hay nước ăn chân. Đối tượng thường bị nhiễm bệnh là những người phải ngâm chân trong nước một khoảng thời gian dài. Cụ thể như: nông dân cày bừa làm ruộng, công nhân vệ sinh cống rãnh không sử dụng đồ bảo hộ cẩn thận, vận động viên bơi lội,… Nấm kẽ thường có 3 loại: có mụn nước, viêm kẽ và tróc vảy khô.

Bệnh nấm kẽ

1.4. Nấm móng

Nấm sợi (dermatophytes): Chiếm trên 90% các trường hợp nấm móng. Chúng xuất hiện ở bờ tự do của móng hoặc 2 cạnh bên của móng, bệnh có thể lây lan từ móng này sang móng khác. Nấm móng khiến bệnh nhân bị mất màu móng, móng bị khuyết hoặc nhô lên cao, bề mặt móng lỗ chỗ hoặc hình thành rãnh, dưới các rãnh này có vụn bột. Càng ngày móng của người bệnh càng sần sùi, chuyển từ trắng sang vàng hoặc trắng đục.

Bệnh nấm móng

Candida albicans cũng là nguyên nhân gây nên nấm móng, chúng khiến phần bên trong móng bị tổn thương, móng bị biến dạng mọc ra lởm chởm, các vùng da xung quanh móng bị sưng đỏ, trường hợp nặng có thể mưng mủ.

1.5. Nấm da đầu

Nấm dermatophyte là nguyên nhân chủ yếu của nấm tóc, trong đó nấm da đầu do trichophyton sẽ có biểu hiện ban đầu là những nốt sần nhỏ nằm phân tán trên da đầu. Sau này khi bệnh tiến triển trên đầu sẽ xuất hiện những mảng vảy mỏng, khi các lớp vảy này bong ra sẽ khiến da đầu bệnh nhân bị hói tạm thời.

Nấm da đầu

2. Sử dụng sản phẩm 100% thiên nhiên để điều trị các bệnh nấm ngoài da

Tràm trà hỗn hợp là sản phẩm 100% tự nhiên được phát triển bởi các nhà khoa học uy tín.

Các bệnh nấm ngoài da như hắc lào, lang ben, nấm kẽ, nấm móng và nấm da đầu, sử dụng Tràm trà hỗn hợp hiệu quả và không gây tác dụng phụ.

Thành phần 100% thiên nhiên gồm có:

☑ Dịch chiết dầu neem và lá neem: Có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn.

☑ Tinh dầu tràm trà: Có tác dụng diệt khuẩn và giảm sưng tấy.

☑ Dầu mù u tinh chế: Chứa nhiều hoạt chất coumarin kháng viêm, sát khuẩn, kích thích tái tạo da.

☑ Nghệ: Làm liền sẹo và khôi phục sắc tố da tự nhiên.

☑ Tinh dầu đinh hương: Có tác dụng kháng viêm, chống nấm.

Cơ chế điều trị của sản phẩm:

👉 Điều hòa hệ miễn dịch.

👉 Làm mềm và ẩm da, loại bỏ chất gây kích ứng.

👉 Giảm kích ứng trực tiếp, làm dịu vết đỏ.

👉 Kháng viêm và tạo tế bào mới.

👉 Diệt vi khuẩn gây ngứa.

Cách sử dụng:

Bôi 2-5 lần/ngày, bôi đều lên vết thương.

Thông tin chi tiết sản phẩm: https://aotanica.vn/san-pham/tram-tra-hon-hop