Mỗi lần bị cảm cúm, tôi thấy trong người vô cùng khó chịu, luôn nghĩ nếu không bị thì tuyệt làm sao. Thực ra để phòng ngừa cảm cúm không khó, dưới đây là 3 cách phòng ngừa ai cũng có thể làm được.

Triệu chứng điển hình của cảm cúm là ho, chảy nước mũi, hắt hơi… Bệnh thường lây lan trong không khí và qua tiếp xúc, ví dụ như hít phải virus bệnh trong không khí, tiếp xúc chung đồ vật với người bị bệnh….

I. Tại sao mùa mưa lại dễ bị cảm?

– Ẩm ướt, thiếu ánh sáng mặt trời

 Vào mùa mưa, độ ẩm không khí tăng cộng thêm lượng ánh nắng mặt trời giảm tạo điều kiện thích hợp cho vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi nảy nở và điều kiện ẩm ướt cũng làm vi khuẩn tồn tại lâu hơn mùa nắng.

– Ở trong môi trường kín: Trong mùa mưa, con người thường có xu hướng ít đi ra ngoài đường mà ở trong 1 không gian kín, không có sự lưu thông không khí làm tăng nguy cơ hít phải các tác nhân gây bệnh cảm cúm. Điều này cũng xảy ra tương tự ở các đối tượng ở phòng máy lạnh 24/24 mà không đảm bảo sự thông thoáng của không khí.

– Mùa mưa làm gia tăng nguy cơ tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh hơn

Việc trộn lẫn nước “Sạch” với nước “Bẩn”, nước mưa hoặc nước từ cống dâng lên có thể lẫn vào nước tắm và nước uống, vì thế bạn có nguy cơ tiếp xúc với nhiều loại vi khuẩn hơn.

– Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột

Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột của môi trường khiến cho cơ thể không kịp thích nghi, khiến hệ miễn dịch bị suy giảm chức năng, tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào cơ thể con người.

II. 3 cách phòng ngừa cảm cúm mùa mưa

Nhờ hiểu rõ cơ chế lan truyền bệnh, chúng ta có thể đưa ra các cách phòng ngừa cảm cúm trong mùa mưa như sau:

1. Tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể

Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể

  • Bổ sung vitamin C

Vitamin C được biết đến là một chất hỗ trợ hệ thống miễn dịch của cơ thể, sự thiếu hụt Vitamin C có thể khiến cơ thể dễ bị ốm hơn. Vì vậy, hãy bổ sung vitamin C vào chế độ ăn uống bằng cách thêm một lượng ớt chuông, dâu tây, cà chua, cam, rau mầm vào bữa ăn của bạn.

  • Tập thể dục đầy đủ

Mùa mưa có thể khiến bạn lười hơn trong việc rèn luyện sức khỏe cho bản thân. Việc này sẽ khiến các cơ quan bị giảm hoạt động, máu huyết kém lưu thông và làm yếu đi hệ miễn dịch của cơ thể. Do đó, dù mùa mưa sẽ mang đến nhiều bất tiện, hãy cố gắng giữ gìn việc tập thể dục ít nhất 2-3 lần/ tuần để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

2. Hạn chế nguy cơ tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh

  • Tránh nơi đông người: nhiều người vẫn có thể đi làm khi bị cảm cúm và trong đám đông, thật khó để xác định ai là người bị bệnh. Do đó, chúng ta nên tránh những nơi đông người trong mùa cúm để đám bảo tránh bị lây nhiễm.
  • Rửa tay thường xuyên: Virus thường xâm nhập vào cơ thể khi chúng ta dùng tay có chứa virus, vi khuẩn chạm vào miệng hoặc mũi. Hãy giữ gìn bàn tay sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc sử dụng nước rửa tay (trong trường hợp không có nước và xà phòng).
  • Giữ cơ thể khô ráo: việc dầm mưa nhiều giờ trong nước mưa sẽ tăng khả năng bị cảm cúm. Hãy chắc chắn là bạn mang theo ô hay áo mưa bên cạnh mỗi khi ra ngoài để giữ cho cơ thể khô ráo, giữ ấm cơ thể và ít có cơ hội bị cảm cúm.

3. Tiêu diệt vi khuẩn, virus

  • Khử trùng các bề mặt: Sử dụng chất khử trùng để lau sạch tay nắm cửa, điện thoại, mặt bàn, bàn phím máy tính vì virus cúm có thể phát triển mạnh trên các bề mặt đó.
  • Sử dụng tinh dầu để làm sạch không khí là biện pháp được nhiều tổ chức về sức khỏe trên thế giới khuyên dùng. Các loại thảo mộc trong thiên nhiên như: gừng, sả, hương nhu, bạc hà, bưởi,…. có chứa rất nhiều tinh dầu được xem là kháng sinh tự nhiên giúp phòng ngừa cảm cúm hiệu quả nhờ khả năng tiêu diệt vi khuẩn, ức chế sự phát triển của virus. Bên cạnh đó các loại tinh dầu này có có mùi hương dễ chịu, giúp sảng khoái tinh thần, giảm stress, tăng hệ miễn dịch của cơ thể.

Có một loại tinh dầu là phối ngũ của 7 loại tinh dầu của 7 thảo dược có tính chất diệt khuẩn, giải cảm mạnh là: ngũ trảo, vỏ bưởi, hương nhu, sả, bạch đàn chanh, tràm gió, gừng; giúp khả năng diệt khuẩn cao nhất – Tinh dầu giải cảm Aotanica.

Thành phần tinh dầu giải cảm Aotanica

Tinh dầu giải cảm có thể sử dụng cho tất cả mọi người, đặc biệt là các đối tượng nhạy cảm, dễ mắc cảm cúm như người già, trẻ em, đặc biệt là phụ nữ có thai & có con nhỏ – đối tượng cần phải bảo vệ sức khỏe đúng cách và hạn chế tối đa việc dùng thuốc.

Tinh dầu giải cảm Aotanica

Có thể sử dụng tinh dầu giải cảm để phòng bệnh cảm cúm trong mùa mưa bằng cách:

a. Xông tinh dầu trong không khí để tiêu diệt các mầm mống gây bệnh

Kết hợp với máy xông tinh dầu để xông tinh dầu giải cảm vào không khí để tiêu diệt các loại vi khuẩn, virus tồn tại trong không khí hằng ngày. Đặc biệt sau khi đi mưa về nên xông tinh dầu giải cảm ngay vì tinh dầu giải cảm có khả năng làm ấm cơ thể, tăng sức đề kháng và làm giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc phải cảm cúm.

b. Ngửi trực tiếp để tăng sức đề kháng

Nhỏ một vài giọt tinh dầu lên lòng bàn tay rồi chà xát hai tay lại với nhau để tinh dầu phát tán thành những giọt li ti rồi đặt tay ngay trước miệng, mũi. Đầu tiên bạn cần hít thở nhẹ nhàng và nếu cảm thấy thích hợp thì hãy hít sâu dần. Mùi hương tinh dầu theo đường hô hấp sẽ kích thích não bộ, giúp dễ chịu, giảm stress và giúp hệ miễn dịch phát huy sức mạnh của mình trong mùa mưa.

Đối với phụ nữ có thai, mùi hương của tinh dầu giải cảm có thể làm giảm sự khó chịu lúc đến kì thai nghén. Hơn nữa, đối với bào thai trong bụng còn bé và yếu ớt, nếu phụ nữ mang thai bị cảm trong thời gian này thì sử dụng thuốc là cực kì nguy hiểm, cần phải hạn chế tối đa nhất có thể. Tinh dầu giải cảm sẽ là giải pháp ngăn ngừa và điều trị cảm cúm thích hợp và an toàn nhất cho phụ nữ mang thai.

c. Xông toàn thân trị cảm (thay thế nồi xông truyền thống)

Cho 3-5 giọt tinh dầu vào nồi nước đun sôi, chùm chăn kín để xông toàn thân.

Lưu ý: phụ nữ mang thai không nên xông toàn thân mà chỉ nên ngửi, xông mũi và xông không khí.

Đừng để cảm cúm làm phiền đến cuộc sống của bản thân và gia đình chúng ta. Hãy phòng bệnh trước khi chữa bệnh!

Đặc biệt GIẢM 20% cho khách hàng mới.

Đặt hàng ngay tại đây: https://aotanica.vn/san-pham/tinh-dau-giai-cam-phan-doan-flu-stop

Hoặc inbox: m.me/aotanica

Tài liệu tham khảo

  1. https://nccih.nih.gov/health/flu/indepth
  2. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/18841699
  3. https://www.nhp.gov.in/keeping-healthy-during-monsoon-with-ayurveda_mtl